MEDICAL NEWS

Cập nhật thông tin y dược hằng ngày

Giới Thiệu

         Thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, lĩnh vực y tế cũng biến đổi hàng ngày, từng giờ. Vì thế tôi muốn cung cấp bản tin y dược hàng ngày để qua đây mọi người có thể cập nhật được khá đầy đủ các tin tức về y dược học trong nước cũng như trên Thế giới. Các tin tức về y dược sẽ được cập nhật vào lúc 0 giờ 15 hàng ngày. Trên trang cũng có các bài viết,  công trình nghiên cứu về lĩnh vực y dược học nhằm bốn mục đích sau:

  1. Cập nhật tin tức y tế
  2. Góp phần gìn giữ y đức
  3. Góp phần bảo vệ sự sống, chống phá thai
  4. Lên tiếng vì một nền y học không bị chính trị hóa.

          Qua trang tin mọi người cập nhật được các thông tin y tế bổ ích để mang lại cho mình sức khỏe tốt nhất, và cũng nhờ những thông tin tôi hoàn thiện tốt hơn kiến thức lĩnh vực bản thân đang theo đuổi. Vì kinh nghiệm còn non trong nghề, nên chắc hẳn trong quá trình thông tin sẽ không tránh khỏi có nhiều sai sót, vậy nên tôi rất mong sự đóng góp, bổ cứu quý báu của quý bạn đọc, nhờ đó trang tin sẽ hoàn thiện hơn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho sức khỏe chúng ta.

Xin lưu ý hhững thông tin y tế tôi cung cấp trên Medical News không thể thay thế vai trò của bác sỹ trong việc chẩn đoán và điều trị cho bạn trong mọi trường hợp. Chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá tính hình sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả cho quý vị.

Mọi đóng góp bài vở xin gửi về:

Email: tintucyduoc@gmail.com

Facebook: TRANG TIN TỨC Y DƯỢC

Nhóm Facebook: THẢO LUẬN TIN TỨC Y DƯỢC

Admin

Trang tin chính thức hoạt động vào 0h00 ngày 27.05.2012

Itroduction

              The world is developing at breakneck speed, the health sector also is changing every day, every hour. So I want to provide daily medical news to people over here can be quite adequate updated information on medicine and pharmacy in the country and around the world. The medical news will be updated daily at 0h15. On page also includes articles, research in the field of medicine to following purposes :

1. Updated medical information
2. Contribute to maintaining ethical
3. Contribute to the protection of life, against abortion
4. Speaking as a medical background is not politicized.

            Page news update all the health information useful to bring us best health, and the information give me I better complete knowledge of the field itself is pursuing. Because experience in the profession still young, so probably in the process of information will inevitably have many errors, so I look forward to the contribution, additional research added readers’s, which my page information will complete more, bring more practical benefits for our health.

Note that medical information provided on Medical News can not replace the role of doctors in the diagnosis and treatment for you in all cases. Only a doctor canassess the health and effective treatment for your heath.

All donations should be sent to my address:

Email: tintucyduoc@gmail.com

Facebook: MEDICINE AND PHARMACY NEWS PAGE

Facebook Group: DISCUSSION OF MEDICINE AND PHARMACY NEWS

admin

Page operation at 0h00 on 05/27/2012 

5 bình luận to “Giới Thiệu”

  1. Khách said

    Rất đồng ý với những gì admin đưa ra ở đây, nhưng ở mục thứ tư tôi không hiểu được dụng ý của bác. Chính trị thường vẫn song hành cùng y tế. Nếu y tế không nhờ các chương trình, chủ trương,, chính sách của tổ chức chính phủ thì y tế làm sao mà thực hiện đúng và hiểu quả mục đích của mình. Mong admin giải thích. Theo tôi nghĩ để mọi người dễ hiểu admin nên thay là: Lên tiếng vì một nền 7y học không bị lạm dụng bởi các tổ chức.

    • Admin said

      Cảm ơn bác đã góp ý. Bác đọc bài này https://tintucyduoc.wordpress.com/2012/05/15/web-y-te/ để hiểu hơn. Medical sẽ có một bài giải thích về mục 4 này. Bác cứ hiểu sơ sơ là ý tế song hành cùng chính trị nhưng các mục đích chính trị tiêu cực không được lợi dụng y tế. Ví dụ chỉ cần chủ trương cho phép, hoặc cổ vũ phá thai, mỗi năm sẽ có hàng ngàn thai nhi bị phá, làm xã hội phải nhức nhối… Medical News sẽ sớm đăng bài viết giải thích về mục 4! Thân!

  2. Chung Đức said

    Cảm ơn bác Admin! Một số thông tin về bệnh tiểu đường trên trang này giúp tôi và gia đình rất nhiều, tuy nhiên các thông tin nghe vẻ hướng ngoại quá, cách chữa bệnh mới bác cập nhật ở Việt Nam thì người đọc dễ mày mò hơn. Chúc bác mạnh khỏe! đưa nhiều tin hay cho mọi người! Thân!

  3. LuongYViet said

    Tôi là thầy thuốc YHCT; chủ trương một Nền Y VIỆT

    – Tân Y & YHCT cùng liên kết trong điều trị người bệnh.
    – Chống giết hại thai nhi mọi lứa tuổi.
    – Khuyến dùng các liệu pháp dưỡng sinh trong phòng ngừa bệnh.
    – Khuyến dùng các phương pháp không lệ thuộc thuốc.

    Nếu là đúng chủ trương của quý vị; tôi mong được viết bài cộng tác

    Kính chúc “tintucyduoc” ngày càng phục vụ công đồng mỗi tốt hơn.

    Trân trọng

    .

  4. LuongYViet said

    Trân trọng kính mời Quý Vị nghe tâm sự, tâm tư của một người nghiên cứu, ứng dụng Đông Y Học

    Đông Y Học có nền tảng là các Học Thuyết được sàn lọc và có cơ sở Khoa Học.
    Y-HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
    Tác giả: Ngô Quyền

    DẪN

    Nhân nhận thấy nhiều người trong thân hữu chưa thật hiểu về Đông-y nói chung, thậm chí còn hiểu lầm mà đánh giá thấp một cách oan uổng, lại được sự khuyến khích của môt số bạn, tôi đánh liều đưa ra những hiểu biết giới hạn của mình. Rất mong được sự thông cảm và chỉ dẫn thêm của giới chuyên môn để tôi được học hỏi thêm. Biết đâu đây chẳng là sự mở đầu, kích thích đóng góp để những người thích tìm hiểu về những học thuật Đông-phương như tôi được có dịp học hỏi thêm.
    Trong khuôn khổ giới hạn của loạt bài này, tôi chỉ xin nêu ra những nét chính yếu tổng quát về nền y-học Đông phương và những suy nghĩ của mình. Như vậy quả đã là “bạo phổi” lắm rồi. Khi có dịp, tôi sẽ trở lại bổ xung thêm trong khả năng của mình, chi tiết hơn, cho từng phần.
    Đông y là một trong những khoa học, xuất phát từ nền triết học phương đông từ vũ-trụ quan đến nhân-sinh quan, mà những nguyên lý biến dịch của vũ-trụ bao trùm lên vạn vật, trong đó có con người. Vì thế nên người xưa nói: muốn học (đông) y thì phải hiểu dịch lý và những ứng dụng của nó trong y-thuật.
    Nhưng để tìm hiểu rõ về DỊCH, nhiều người đã viết lên những bộ sách dày cộm mà vẫn chưa đủ, nên trong nội dung bài này tôi chỉ dám nêu lên những nét chính, dễ hiểu, ứng dụng trong y-học (đông-phương). Hy vọng rằng các bạn thấy dễ cảm thông với người sơ học như tôi.
    Trước khi đi sâu thêm vào triết lý nền tảng của Đông-y, tôi xin nêu ra vài nhân định cá nhân :
    1- Y-học Đông phương có tinh cách tổng hợp, chủ trương điều hòa, cải tạo môi trường để hóa giải những chướng ngại gây bệnh; trong khi tây-y sở trường về phân tách, tìm tòi để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, nên theo thiển ý, trong khi “lùng diệt địch” không khỏi làm “văng miểng”(side effect), tác hại lây sang “bạn”.
    2- Dựa trên nền khoa học thực nghiệm, phân nghành, chuyên sâu nên tây-y tiến bộ rất nhanh nhưng đôi khi không khỏi rơi vào tình trạng quá độc lập đến đơn độc. Chúng ta mong thấy “hội chẩn” thành công hơn trong việc chắp vá những “mảnh vụn” của “phân tách” trong trị liệu, mang lại nhiều thành quả tốt đẹp hơn. Sau vi-trùng tới vi-khuẩn, rồi siêu vi-khuẩn, rồi còn những gì nữa? Là một người mến mộ đạo Phật, tôi cảm thấy hơi hoang mang khi nhớ tới lời Như-lai chỉ vào tách nước mà bảo trong đó có cả muôn ngàn (vi) sinh vật. Tiếp tục phân tách chắc chắn ta sẽ thấy nhiều điều mới lạ, khoa học thực nghiệm còn tiến rất xa, sẽ đến đâu không biết? Liệu có cần tới Thiền mà quán tưởng cho thông suốt “lý trời” bao la ?
    3- Trong giới y-sỹ ngày xưa có nhiều người là đạo-sỹ, võ-sư, thiền-sư am hiểu những căn bản về triêt học Đông-phương, những thành quả của công phu hàm dưỡng về TINH, KHÍ, THẦN có lẽ đã thấy và hiểu nhiều điều mà người thường không thấy được, nhờ đó mà cảm thông được với người bệnh khi bắt mạch mà lập phương chữa trị một cách hữu hiệu hơn. Nghiên cứu các cổ thư, kinh điển y học, vì không đủ công phu tu tập, hàm dưỡng nên nhiều người chưa lý giải được hết được hàm ý của các vị y thánh mà dẫn tới sai lầm.
    4- Phải chăng các loại thuốc tây nhờ được tinh chế, người bệnh không phải uống một số lượng lớn dược thảo mới có kết quả, nhưng tây dược lại bị coi là việc chuyển hóa những tinh chất của chúng mất nhiều năng lực (calories) mà gây ra các hiện tượng “nhiệt”. Trong khi đó thuốc “ta” được coi là “mát” vì thuận theo thiên nhiên mà du nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Tuy nhiên ta hãy coi chừng khi dùng đông-y dược vì “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng (bệnh đang nóng mà dùng thuốc nóng, như lửa cháy đổ thêm dầu, thì phát điên lên được); Hàn ngộ hàn tắc tử (bệnh thuộc hàn, cơ thể đang nguội lạnh mà tương thêm thuốc hàn vào thì…lo hậu sự là vừa)” đó.
    5- Mong rằng loạt bài này góp phần tạo thông cảm, hiểu biết hơn cho các bạn ít niềm tin, mà vội vã phủ nhận mọi giá trị của Đông-y. Và cũng mong rằng có ngày đông-y được nghiên cứu một cách khoa học và kết hợp sở trường của hai học phái đông tây trong công cuộc “cứu nhân độ thế”.

    DỊCH-LÝ
    * ÂM DƯƠNG
    Lão-Tử nói: “ĐẠO sinh NHẤT, NHẤT sinh NHỊ, NHỊ sinh TAM, TAM sinh VẠN VẬT”( Đạo Đức kinh), ý nói trong khoảng không bao la KHÍ LỰC vận hành theo quy luật tự nhiên (đạo) mà sinh ra vũ-trụ (nhất), trong đó có hai thế lực đối lập mà thống nhất (Âm Dương), không triệt tiêu nhau mà lại kích thích, bổ xung cho nhau để phát triển ra vạn vật. Do đó trong vạn vật đều có âm dương, tùy theo tỷ lệ lớn nhỏ mà phân âm, dương chứ không bao giờ có thuần âm hay thuần dương cả. Đối với con người, trong đông-y cũng phân định: phần trên và bề mặt của cơ thể là dương, phần dưới và bên trong cơ thể là âm; khí thuộc dương mà huyết thuộc âm; các chức năng gọi là phủ thuộc dương mà tạng thuộc âm; v.v….
    ** NGŨ HÀNH
    Thuyết Ngũ hành, ta không thấy nói ai là người khởi xướng, đã được đề cập trong Dịch kinh cũng như Hoàng Đế Nội Kinh (cổ thư được coi như cuốn “bible” của nền y-học đông phương, đã giúp một cách sâu rộng trong chẩn đoán và trị liệu Đông-y. Riêng phần này, nếu gỉải thích Ngũ-hành tương đối thỏa đáng cũng cần phải viết ra ít nhất trên 50 trang chưa kể các dẫn chứng từ cổ thư.
    Sinh ra từ Âm Dương, Ngũ hành gồm 5 khí: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, mỗi “hành” có tỷ lệ âm dương khác nhau, tác động tới nhau theo chiều hướng thuận, hưng phấn (sinh) hay nghịch, ức chế (khắc). Nhưng tuy trong chiều hướng thuận lợi mà đi tới chỗ quá đáng thì sự vật lại trở thành bất lợi (phản sinh). Cũng vậy, ức chế thái quá cũng lại thành ra không tốt (phản khắc). Do đó Ngũ hành bao gồm một hệ thống SINH, KHẮC, PHẢN SINH, PHẢN KHẮC chê hóa lẫn nhau mà giữ được quân bình. Tác động của Ngũ hành tạo thành hệ thống, khi hoạt động bình thường, tự điều chỉnh để giữ thăng bằng cho cơ thể, hoặc lúc bất thường, được tác động theo phương pháp Đông-y để tái lập quân bình mà chữa bệnh. Trong trị liệu, y sỹ ứng dụng nguyên tắc “tổn hữu dư (quá hưng phấn thì cần được tiêu giảm), bổ bất túc (quá yếu kém, thiếu hụt thì phải tăng cường)” để tái lập quân bình cho cơ thể.
    Ghi chú: Nên nhớ rằng từ hai khí ÂM-DƯƠNG trong vũ trụ, người ta phân nhỏ ra thành LỤC KHÍ: Thiếu Dương, Dương Minh, Thái Dương và Quyết Âm, Thiếu Âm, Thái Âm. Là tiểu vũ trụ trong con người cũng có Lục khí. Tôi mong rằng phần chú thích này giải thích thêm cho bảng tổng hợp ở dưới đây.

    Tóm lại, Ngũ hành là nền tảng của nền y-học phương đông, từ sinh lý đến tâm lý học, từ thuyết Tạng phủ đến nguyên bệnh học và những phương pháp trị liệu cổ truyền mà các đông y-sỹ ứng dụng trong trị liệu.
    Vậy “HÀNH” có nghiã là “đi”, “vận động”, nhũng tác động và biến hóa của âm dương.
    Đặc tính của Ngũ hành trong Đông-y có thể tạm tổng hợp như sau:
    • MỘC, ví như cây tươi, sắc xanh lá cây, thuộc khí Thiếu-Dương, phát triển theo chu trình Sinh, có những tương ứng với trời (phong khí, mùa xuân, buổi sáng…), với đất (phương đông) và người (tạng phủ: can, đảm; cơ phận: gân, thị giác), …
    • HỎA, ví như lửa, sắc đỏ, thuộc Thái Dương, phát triển theo chu trình Trưởng, có những tương ứng với trời (thử nhiệt, mùa hạ, buổi trưa), đất (phương nam) và người (tạng phủ: tâm, tâm bào, tiểu trường, tam tiêu; mạch, lưỡi), …
    • THỔ, ví như đất, sắc vàng, phát triển theo chu trình Hóa (chuyển biến), có những tương ứng với trời (khí ẩm thấp, cuối hạ, buổi trưa chuyển sang chiều), đất (phương trung ương) và người (tạng phủ: tỳ, vị; thịt, miệng),…
    • KIM, ví như kim loại, sắc trắng thuộc Thiếu Âm, phát triển theo chu trình Thâu, có những tương ứng với trời (táo=khô ráo,mùa thu, buổi chiều tối), đất (phương tây) và người (tạng phủ: phế, đại trường; da, mũi), …
    • THỦY, ví như nước, sắc đen, thuộc khí Thái Âm, phát triển theo chu trình tàng ẩn, có những tương ứng với trời (khí lạnh, mùa đông, đêm khuya), đất (phương bắc) và người (tạng phủ: thận, bàng quang; nước tiểu, xương), …
    NGŨ HÀNH SINH KHẮC CHẾ HÓA
    A.- SINH
    Nếu bắt đầu từ MỘC ở trên đỉnh một vòng tròn, vẽ vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, tới HỎA, tới THỔ, tới KIM, tới THỦY rồi trở lại MỘC, ta có chu trình sinh (hưng thuận hay chiều dương): ta lấy hai khúc củi (mộc) cọ sát mạnh vào nhau sẽ phát sinh ra lửa (hỏa); vật bị lửa thiêu đốt sẽ cháy ra tro đất (thổ); tuy đất(thổ) không thật sinh ra KIM nhưng ta tìm thấy kim loại trong lòng đất; đến KIM sinh THỦY thì thật khó giải thích quá, phải chăng người xưa đã biết thủy ngân là kim loại? Cuối cùng thì chắc ai cũng đồng ý là mưa xuống thi cây cối mọc lên tươi tốt hoặc muốn cây không bị chết khô thì phải năng tưới nước chứ; như thế thì đúng là THỦY sinh (dưỡng) MỘC rồi.

    B.- KHẮC
    Vẫn giữ vị trí như trên, ta kẻ thẳng từ MỘC sang THỔ, thẳng xuống THỦY, tiếp tục thẳng lên HỎA rồi thẳng xuống KIM và lại xéo lên MỘC, ta có hình ngôi sao 5 cánh của chu trình khắc. Ta lý luận: cây cối (MỘC) mọc lên tốt quá thi đất (THỔ) mất đi nhiều màu mỡ; người ta lấy đất (THỔ) đắp đê điều để ngăn nước lụt (THỦY); dùng nước để chữa cháy là dùng THỦY để khắc chế HỎA; dùng lửa nóng nấu chảy kim loại (HỎA khắc KIM); và dùng rìu đốn củi, cưa để xẻ gỗ là lấy KIM khắc MỘC vậy.
    C.- PHẢN SINH
    Nhưng khi “con” quá lớn mạnh thì “mẹ” lại bị tiêu hao, mòn mỏi. Đây là trường hợp của sự phản sinh.: MỘC tuy sinh HỎA, nhưng lửa lớn quá lại tốn củi; HỎA tuy sinh THỔ đấy nhưng người ta cũng còn dùng đất để giập tắt lửa kia mà. Trữ lượng mỏ kim loại lớn thì lượng đất phải ít đi chứ? Khi bị đun chảy thì kim loại không còn cương mãnh nữa. Cũng lại như thế, muốn cho cây cối tốt tươi thì tất nhiên phải tốn nhiều nước rồi.
    D.- PHẢN KHẮC
    Đây cũng lại là một trường hợp phản ứng ngược nữa. Tuy MỘC khắc THỔ nhưng nếu đất cứng quá thì cây mọc lên không nổi. THỔ khắc THỦY, nhưng nếu nước lớn quá thì củng vỡ đê thôi (vỡ đê thật chứ không phải là “vo đe” đâu đấy nhé). Cháy (HỎA) lớn quá thì phun nước vào đến đâu bị bốc hơi đi đến đó. HỎA tuy khắc KIM nhưng người ta cũng dùng lửa để tôi thép, luyện kim cho tốt bền hơn.
    Nói tóm lại, theo quy luật thiên nhiên, Ngũ hành có nguyên nhân và hậu quả liên quan rất mật thiết, hoán chuyển “chủ khách” với nhau để tạo thành quân bình cho cơ thể. Nhưng lúc biến loạn, hoặc quá dư thừa (hữu dư) hay quá thiếu kém (bất túc) gây bệnh cho con người.

    *** HỆ THỐNG TẠNG PHỦ
    Người xưa hay dùng lối nói ngụ ngôn, nghe có vẻ mơ hồ, thiếu chính xác nhưng thực sự muốn bao hàm rộng rãi hơn. Cũng vậy, tạng phủ hay còn gọi là “tạng tượng”, là một học thuyết về cơ thể khác hẳn tây y, chỉ mượn tên bộ phận để biểu tượng, diễn tả một hệ thống rộng hơn, quan hệ liền lạc với các phần khác của cơ thể.
    Chẳng hạn như khi nói đến TÂM TẠNG, đông y không chỉ nói đến trái tim, một “cái bơm” thúc đẩy máu lưu thông trong huyết quản, tâm không chỉ “tàng huyết”(chứa máu) mà còn “tàng thần”, liên quan mật thiết đến thần kinh hệ, tới não bộ, tới tâm thần, phần sinh hoạt vượt khỏi cơ thể…
    THẬN TẠNG không chỉ là trái thận với chức năng lọc máu mà còn bao gồm cả nang thượng thận, cả nhiệm vụ truyền giống nữa …
    Nhất là khi nói tới TÂM BÀO và TAM TIÊU thì rõ ràng là nói tới chức năng có liên hệ rộng tới các cơ phận khác của cơ thể: Tâm bào là chức năng tiền phương, có nhiệm vụ bảo vệ cho Tâm tạng và Tam tiêu là công việc của ba vùng ngực (gồm tâm- phế), bụng trên (gồm chức năng Tỳ – Vị) và bụng dưới (gồm Tiểu trường – Đại trường), cũng được gọi là “tướng hỏa”.
    Do đó, tôi xin khái quát các TẠNG-PHỦ như sau, lần lượt theo thứ tự Ngũ hành:
    1- CAN, thuộc hành Mộc, thuộc phong khí nên sinh động (chu trình SINH), thuận lợi trong mùa xuân, buổi sáng. Trong cơ thể quan hệ với gân bắp: “CAN chủ CÂN” (tạng Can mạnh thì gân cũng mạnh, sức bật tốt), thuộc mộc nên gặp nhiệt (hỏa) sốt cao thì gây co giật cơ bắp. Can (thuộc khí thiếu dương) có quan hệ mật thiết (liên kết) trong ngoài (biểu – lý) với ĐỎM (ĐẢM), thuộc PHỦ, cũng hành Mộc, khí thiếu dương. Vậy chức năng chính của Can – Đởm là vận động. Người xưa cũng nói: “CAN tàng HUYẾT”, ta cũng thấy cơ bắp khi vận động quả đã thu phát một số lượng máu lớn qua đó.
    2- TÂM, thuộc hành Hỏa, thuộc khí thử, nhiệt (nắng, nóng), tiến lên cao độ (chu trình TRƯỞNG), sức nóng phát triển mạnh vào mùa hè, lúc giữa trưa. Ta cũng thấy người có máu đầy đủ trông khoẻ mạnh hồng hào, trái lai người thiếu máu trông xanh xao, dễ thấy lạnh.Trái tim điều động máu (Tâm tàng huyết) nhưng Tâm cũng tàng Thần nên những sinh hoạt của hệ thần kinh, tinh thần cũng nằm trong TÂM tạng. Tâm có tương ứng biểu-lý với TIỂU-TRƯỜNG (PHỦ), cũng thuộc hành Hỏa, cùng có chức năng chính là sản nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra còn phải nói tới TÂM BÀO (TẠNG) và TAM TIÊU (PHỦ) cũng thuộc HỎA có nhiệm vụ tiền phương (nên gọi là Tướng Hỏa), hỗ trợ cho TÂM-TIỂU TRƯỜNG (được gọi là Quân Hỏa).
    3- TỲ, thuộc hành Thổ, thuộc thấp khí, ở vào lúc chuyển biến (HÓA), giai đoạn chuyển đổi. Nói theo lối cổ thì Tỳ là tụy tạng, nhưng thực ra Tỳ cùng với Vị (tương ứng biểu-lý) bao gồm cả hệ thống tiêu hóa, kể cả răng miệng, thực quản, thượng vị lẫn tụy, bao tử và một phần công việc của lá gan. Răng hư hay rụng nhiều cũng làm cho bao tử “nặng gánh”, ăn không chịu nhai kỹ hoặc cứ “lo ra”, nước miếng không tiết ra đủ để góp phần vào viêc tiêu hóa, nhai cơm cứ như nhai rơm thì rồi cũng đi đến đau bao tử mất thôi. Nhưng khi thức ăn được tiêu hóa rồi thì gan giúp tinh lọc thành huyết để rồi được biến dưỡng nuôi thân. Công việc đó khiến “các cụ” bảo là TỲ có công năng “thống huyết”, nuôi dưỡng, phát triển cơ thể nên bảo là “chủ cơ nhục”. Công năng này còn gọi là “tiết xuất” ví như mặt đất (Thổ) này đã góp phần nuôi dưỡng sinh vật trên đó.
    4- PHẾ, hành Kim, thuộc táo khí, ở vào giai đoạn Thu vào (chu trình THÂU). Phế chủ Khí, biến dưỡng khí trời vào nuôi thân, đào thải thán khí trong máu. Phế còn “chủ bì mao”, như ta đã biêt, con người không chỉ thở bằng hai lá phổi mà còn thở qua lỗ chân lông nữa. Người bị phỏng nặng trên da có thể chết vì ngộp. Người tập khí công cũng bắt đầu bằng thổ nạp công phu (hít thở) vì trong không khí còn có tinh khí vũ trụ (prahna). Xiêng năng tập luyện, khí lực trong con người sẽ trở nên xung mãn, có nhiều khả năng khiến nhiều người từ ngạc nhiên đi tới thán phục. Ngoài ra ta cũng phải kể tới chức năng “nạp khí” của Thận. Trong khí công ta cũng nghe nói tới “thở thận”. Phủ có tương ứng biểu-lý với Phế là Đại trường, cũng thuộc hành Kim, cùng nhiệm vụ đào thải cặn bã khỏi cơ thể. Kinh nghiệm cá nhân cho thấy cứ mỗi lần ăn tham quá mức thường, tôi cảm thấy chân răng ngưa ngứa, cứ phải nghiến răng mới thấy dễ chịu, đó là bao tử sắp có vấn đề, sắp rêm đau, là vội vàng phải đi tìm nhai 2 viên nghệ hoặc vớ ngay Zantac 75…
    5- THẬN, hành Thủy, thuộc thấp khí, tới giai đoạn liễm tàng (chu trình TÀNG). Cùng với Phủ Bàng-quang, tương ứng biểu-lý, có chức năng “điều hòa thủy đạo”, hằng định nội môi của cơ thể, bài tiết nước tiểu. Vì cũng còn có chức năng “nạp khí” nênThận cũng “tàng tinh”, “tinh” đây là tinh khí hấp thụ từ ăn uống, hít thở trong môi trường mà cũng còn là tinh hoa của “tiên thiên khí” để tiếp nối cho thế hệ sau (truyền giống). Do đó cơ thể suy nhược có thể do Thận yếu, không cung ứng nổi tinh khí cho các tạng phủ khác để nuôi thân. Đông y cũng nói: Thận tàng tinh, sinh tủy, nuôi răng… Nên xương yếu, răng rụng sớm là do Thận khí không đủ. Ngược lại, ta thấy những nam nhân da đen, răng tốt, trắng nhởn thường có khả năng sinh lý “tối ưu”, các vị nam tử này thuộc hạng “quan to súng dài loại shotgun”. (thuyết Tạng-Phủ của Đông y rắc rối quá xin quí bạn cho tôi tán nhảm một chút để relax nhé).
    Như trên đã trình bày, chắc các bạn cũng thấy cần hiểu Tạng-Phủ theo chức năng phức tạp của nó mới hiểu được lối lý luân của Đông-y. Ngoài ra do ứng dụng Ngũ hành, các Tạng Phủ đều phân nhỏ Ngũ hành như Can mộc, Can hỏa, Can thổ, Can kim, Can thủy; các Tạng phủ khác cũng phân ra như vậy. Đây là những ứng dụng thiết yếu trong chẩn trị.

    **** HỆ THỐNG KINH MẠCH
    Kinh Mạch nói chung là hệ thống vân hành khí hóa giữa Tạng phủ với nhau và liên lạc ra tới tận mặt da (quan hệ Biểu-lý). Qua hệ thống này y-sỹ định mức độ của bệnh mà lập phương tri liệu (bệnh mới xâm nhập bì phu, ở biểu, hay đã vào sâu trong tạng-phủ, lý …). Hệ thống này không có đường đi cụ thể như huyết mạch, hệ thân kinh, hay lâm-ba tuyến nhưng cũng chằng chịt phân bố khắp cơ thể. Trong các kinh điển Đông y đều đề cập phong phú về kinh mạch nhưng tôi chưa được đọc sách nào nói tới ai và làm cách nào khám phá ra hệ thống này. Phải chăng có vị chân tu nào đó đã tìm thấy nó trong lúc tĩnh tọa, thiền định mà truyền lại cho các thế hệ sau. Trên căn bản này riêng khoa châm cứu đã phát triển rất mạnh, từ thể châm (châm cứu vào các huyệt trên cơ thể) đến đầu châm, thủ (bàn tay) châm, túc (bàn chân), tỵ (mũi) châm, diện (mặt) châm …, (sau này nhờ máy đo điện trở, người ta nhận thấy đường đi của các kinh chính cũng như đã được vẽ trong các cổ thư) ở tây phương ta cũng thấy những thành quả của reflexology, massotherapy trong trị liệu, tác động từ ngoài mặt da.
    Trong Đông y, ta được học :
    • 12 KINH CHÍNH dẫn khí Âm-Dương từ tạng-phủ, trong ra ngoài và ngược lại. Lại thêm Đốc mạch, mệnh danh là biển của các kinh dương và Nhâm mạch, biển của các kinh âm để điều hòa các khí Thiếu dương, Dương minh, Thái dương và Thiếu âm, Quyết âm và Thái âm (6 khí lực trong con người cũng như lục khí của trời) của các Tạng, Phủ.
    • Các LẠC ngang, dọc, nối từng cặp KINH tương ứng với nhau và là đường phụ (như frontage với freeway) nối từ ngoài vào Tạng, Phủ, và những Tôn lạc bủa ra khắp nơi.
    • KỲ KINH BÁT MẠCH gồm ĐỐC (điều đạt 6 kinh dương chạy qua tay, chân), NHÂM (điều đạt 6 kimh âm chạy qua tay chân), DƯƠNG DUY kết nối các kinh dương, ÂM DUY kết nối các kinh âm, DƯƠNG KIÊU (cầu) nối mặt dương, mé ngoài cẳng chân, ÂM KIÊU nối mặt âm, mé trong cẳng chân, ĐỚI MẠCH liên kết các kinh cả dương lẫn âm quanh vòng eo lưng và XUNG MẠCH kết nối từ dưới thân trở lên.
    Nói chung toàn bộ hệ thống KINH MẠCH LẠC ngoài nhiệm vụ liên kết các khí Âm-Dương, tạng phủ trong ngoài còn tiếp nhận Âm Dương từ trời xuống, từ đất lên, mà giữ quân bình cho cơ thể được khang kiện. Hệ thống này được coi như mạch lưu thông giữa vũ trụ và con người (vốn được coi như một tiểu vũ trụ). Sau này, khi có dịp chúng ta sẽ bàn tới sư quan trọng của THUYẾT TAM TÀi (Thiên-Địa-Nhân), con người với môi trường (trời đất), trong Đông y.
    ***** HUYỆT
    Huyệt là những điểm nhỏ khoảng 1mm vuông, phản ảnh tới các phần khác của cơ thể, dùng để chẩn đoán hoặc trị bệnh. Ta có thể tạm phân loại ra như sau :
    1- Kinh huyệt là những huyệt nằm trên các đường kinh mạch chính, hay giao điểm của chúng. Trong nhóm này có một số huyệt dùng để chẩn đoán.
    2- Thiên ứng huyệt là những điểm nhấn thấy đau trong khi chẩn đoán và được tác động vào để chữa bệnh, không cố định và không nằm trên các kinh mạch chính.
    Như ta đã biết khí mạch bủa khắp toàn thân, nên các điểm phản ứng trên da (huyệt thiên ứng) cũng có thể tác động đến dòng khí lưu trong cơ thể để trị bệnh bằng nhiều phương pháp dùng dược, châm cứu, xoa bóp (tẩm quất, shiatsu, physicaltherapy, v.v. …
    CHU TRÌNH SINH HÓA
    Trong phần này tôi xin trình bày về BỆNH nói chung, cách CHẨN BỆNH và các nguyên tắc cũng như các phương pháp TRỊ BỆNH.
    Nhưng trước hết tôi muốn bàn về các hiện tượng biến chuyển theo thời gian theo triết đông, được áp dụng sâu rộng trong Đông y, được gọi là chu trình SINH HÓA, gồm những giai đoạn SINH, TRƯỞNG, HÓA, THÂU, TÀNG.
    Qua quan sát, người phương đông bảo rằng vạn vật đều chịu tác động của chu trình này. Chúng ta đã thấy đời người cũng biến đổi như vậy: sinh ra, lớn lên (trưởng), chuyển hóa tới lúc chín mùi thì mọi sự thu lại (thâu) dần để tiến tới tàng ẩn trong lòng đất và có thể tiến sang một chu trình mới.
    Trong một năm ta cũng thấy bắt đầu bằng mùa xuân vạn vật phát lên sinh sôi nảy nở, tới mùa hạ thì cực thịnh. “Vật cùng tắc biến” nên cuối hè (trưởng hạ) thì vạn vật biến đổi (hóa) dịu dần vào thu “để rồi tàn theo mùa đông”.
    Rồi… “xuân đã đến rồi”, tưng bừng hoa lá .., tiếp theo là chu trình mới.
    Trong một ngày cũng lại như thế: hết bình minh tới đứng bóng, rồi xế bóng, chiều tà, rồi đêm tối. Tới nửa khuya, “âm cực thì sinh dương”, bình minh đem lại cho chúng ta một ngày mới… Trời rạng sáng thuộc thiếu dương, mặt trời lên tới đỉnh thuộc thái dương, dương cực sinh âm: ánh sáng yếu dần đồng thời bóng tối lấn dần lúc chiều tà (thuộc thiếu âm), và cuối cùng thì bóng đêm hoàn toàn ngự trị ( thuộc Thái âm). Cứ thế, một ngày mới lại bắt đầu…
    Cái “vòng luẩn quẩn” này cũng được đề cập tới trong Phật học: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Theo cái nhìn bi quan thì con người ở giai đoạn nào cũng khổ cả. Tứ khổ có diệt được thì mới thoát ra khỏi được cái vòng luân hồi nghiệp chướng này.
    THUYẾT TAM TÀI
    Trước khi vào chính đề phần 2, tôi cũng xin nhấn mạnh về thuyết “TAM TÀI”, nói lên sự tương quan mật thiết giữa con người (NHÂN) và môi trường sống, đó là bầu trời (THIÊN) và trái đất (ĐỊA).
    Quả vậy, con người sống nhờ khí trời, ánh nắng cũng như các thực vật tìm được từ đất. Sống mạnh sống hùng là nhờ ở mưa thuận gió hòa, đất cát phì nhiêu (nhưng nếu có mỏ vàng, kim cương, uranium hay dầu hỏa thì “sỏi đá cũng nấu thành cơm” được.
    Ngược lại nếu trời đất nổi cơn tam bành, cứ vài cơn bão lụt đi kèm với tornado, bão tuyết, bão cát, đất truồi, động đất thì “tiêu tán thoòng” là cái chắc. Bình thường mà nói thì chỉ trái nắng giở trời là đủ làm cho nhiều người hắt hơi sổ mũi sinh bệnh rồi. Đất hết màu mỡ mà không được cải tạo cũng đủ khó sống rồi. Nếu môi sinh còn bị ô nhiễm thì còn tai hại biết đâu mà lường ?
    Thuyết này còn nói lên sự việc “thuận thiên giả tồn”, hoặc phòng ngừa né tránh hoặc cố gắng tạo ra khả năng mà thích ứng với môi trường,chứ đừng tưởng mình là “đỉnh cao của nhân loại” mà có ngày khốn nạn.
    BỆNH
    NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH
    Bệnh phát sinh ra do 2 nguyên nhân chính: chủ quan và khách quan. Trẻ mới sinh thiếu tháng, bản chất suy nhược (tiên thiên bất túc) là do chủ quan, con người sống không mạnh không hùng được. Sinh ra bình thường nhưng nuôi dưỡng không đủ hay hoàn cảnh, môi trường khắc nghiệt mà sinh bênh tât, chết non, là do khách quan. Ngoài ra ta còn thấy Đông y chia ra là yếu tố tác động từ trong hay từ ngoài mà gây nên bệnh.
    ** YẾU TỐ TRONG.
    Khi con người không biết bồi dưỡng, tập luyên sức khoẻ, làm tăng sức đề kháng phòng ngừa thì bệnh tật tất thừa cơ xâm nhập khi môi sinh bị biến động.
    Lại nữa, nếu ta không tự điều hòa được tính khí thì chính những tình cảm quá đáng này làm cho cơ thể mất quân bình, chức năng trong cơ thể làm việc rối loạn thì đây chính là những nguyên nhân sâu xa của bênh tật. Chẳng hạn như người bệnh đau bao tử do lo nghĩ thái quá, thần kinh Vị bị kích thích mà tiết ra nhiều vị toan, tác hại vào thành bao tử làm bào sót. Nếu thày thuốc cứ chỉ lo chữa bao tử không, chữa ngọn mà bỏ chữa gốc thì làm sao hết hẳn bệnh cho được?
    Các bạn đã đọc Đông Chu liệt quốc chắc còn nhớ chuyện Ngũ Tử Tư chạy trốn tới biên giới nước Sở mà không dám “vượt biên” vì sợ bị nhận diện mà bị sử tử, ông cũng không dám cải trang vì sợ vẫn bị nhận ra. Thế mà chỉ qua một đêm lo sợ, buồn bã mà sáng hôm sau râu tóc ông bạc trắng, chắc diện mạo cũng thiểu não lắm chẳng cần cải trang ông vẫn vượt biên giới an toàn. Đó là do “khủng (sợ hãi) thương (làm tổn hại)Thận”; mà Đông y nói râu tóc là “ngọn” của Thận nên lúc lo sợ quá độ khiến râu tóc bạc phơ. Ngũ Tử Tư nhờ đó mà trốn thoát được.
    Chắc các bạn cũng còn nhớ trong Tam Quốc Chí, khi Thục-Ngô đối đầu, Khổng Minh (quân sư của Lưu Bị) nhờ biết được Chu Du (đại tướng của Đông Ngô) bị đau gan (có lẽ cancer chăng?) nên đã “tam khí Chu Du” (trêu tức Chu Du ba lần) đến nỗi Du bị hộc máu ra mà chết. Khổng Minh đã dựa vào y lý mà “chọc” cho Chu Du bị “nộ khí ( Can) xung thiên” (“can tàng huyết”) ói máu ra mà chết. Có người bàn rằng Chu Du bị bênh tim mạch, khi tinh thần quá khích động nên bị stroke, bất đắc kỳ tử. Lời bàn nào cũng có vẻ hợp (y) lý, vì lúc đó đâu có autopsy mà biết phải trái?
    Nói tóm lại, khi các tính khí đi với tạng-phủ không giữ được điều hòa có thể tác hại tới tạng-phủ đó. Những tính khí đó là :
    Giân dữ thái quá (NỘ) làm thương tổn đến CAN-ĐỞM.
    Vui mừng quá đỗi (HỶ) gây tổn thất cho TÂM, vì vậy tiếng cười có liên quan đến Tâm. Ta chẳng thấy có người vì cười quá mức đã lăn ra chết đó sao? Nếu ta thấy có ai cứ cười vô cớ thì người đó không “cám hấp” thì có thể bị bệnh tâm thần, hoặc ông thày thấy người động tí cũng cười, cười quá đáng thì cần chẩn kỹ hệ thống tâm thần xem có “lệch lạc” gì không?
    Lo lắng (ƯU) thái quá làm đau dạ dày (VỊ) vì vị toan tác hại thành bao tử, gây lở loét, thậm chí làm thủng luôn nữa. Sau 1975 tôi phải vận dụng cả “nghề tay trái” mới đủ ăn. Có một cô dược sĩ, sau khi dùng tây y (lúc đó thuốc cũng khan hiếm) không thấy khá nên đến tôi xin châm cứu (tôi có bằng hành nghề Lương y, châm cứu do Viên Y Dược Học Dân Tộc cấp). Sau khi chẩn, hỏi bệnh, tôi được biết cả nhà cô này đã di tản, bỏ sót lại có một mình, cô lo buồn sẽ chẳng có dịp đoàn tụ với gia đình nữa mà sinh bệnh. Vừa châm trị tôi vừa nghe cô tâm sự và khuyên giải cô. Sau vài ngày, bệnh tình của cô đã khá hơn. Hơn 1 tuần lễ sau không thấy cô đến nữa, tôi nghĩ cô cũng như một số người khi thấy bệnh êm êm một chút là ngưng chữa. Nhưng khoảng một tháng sau thấy cô trở lại tươi cười và cho biết có chương trình bảo lãnh và cô đang làm thủ tục giấy tờ để được đoàn tụ với gia đình. Bệnh đau bao tử của cô cũng không còn nữa.
    Buồn khổ (BI THƯƠNG) cao độ làm thương tổn đến phổi (PHẾ). Rồi từ suy nhược, không tự điều tiết đề kháng được ngoại xâm, cơ thể lâm bệnh từ nhẹ tới nặng.
    Kinh sợ (KHỦNG) được coi là tính khí tác hại tới chức năng của THẬN.
    Những điều nói ở trên cần được đi sâu và thêm thí dụ cụ thể mới giải thích cặn kẽ được. Ở đây tôi chỉ xin khái quát cho “tạm đủ mặt hàng” mà thôi.
    *** YẾU TỐ TỪ BÊN NGOÀI.
    Những yếu tố tác động từ bên ngoài gây ra bênh tật là những dấy động bất thường trong thiên nhiên gồm các khí PHONG, HỎA/THỬ, TÁO, THẤP, HÀN. Nếu những khí này thuận hòa theo bốn mùa mà luân chuyển thì tốt, ngược lại, nếu chúng vận hành lên tới quá mức hoặc trái mùa khiến cơ thể không thích ứng đề kháng kịp thì con người sẽ mắc bệnh.
    PHONG nghiã đen là gió, nhưng thực sự chỉ những biến động mạnh trong bầu khí quyển, gió thành gió lộng, bão tố, khí áp thay đổi đột ngột. Phong viết theo chữ Hán bên trong có chữ trùng nên cũng chỉ những trùng độc hại (kể cả những tác nhân gây dị ứng) bay theo gió gây truyền nhiễm đều gọi là bệnh thuộc phong.
    HỎA / THỬ có nghiã là nắng nóng. Ở những vùng nóng bức như Houston vào mùa hè, năm nào cũng thấy nói có nhiều ông già bà cả chết vì nóng. Những người trẻ làm việc lâu ở ngoài nắng cũng có thể bị “trúng thử”, nước trong người bị bốc hơi quá nhiều gây nên tình trạng “rối loạn điện giải cơ thể”, có thể đi đến tử vong. Do đó chúng ta được khuyên nên uống nhiều nước trong khi nhiệt độ tăng cao. Chúng ta cũng nghe thấy tin trên TV nói về mấy bà mẹ vô tâm bỏ con trong xe hơi khóa kín rồi đi shopping. Đến khi trở về xe thi con đã chết ngộp vì nắng nóng.
    TÁO là khô. Chắc ai cũng đã nghe nói tới “táo bón” rồi. Da dẻ cần tươi nhuận, mịn màng, nhưng gặp tiết trời khô lạnh sẽ bị nứt môi, nẻ da, phải cần đến kem dưỡng da, sáp bôi môi.
    THẤP là ẩm ướt, có tính trì trệ,chướng ngại, thường kết hợp với các khí khác như phong thấp (bệnh có tính đau, nhức nay chỗ này, mai mốt chỗ khác), thấp hàn (đau nhức lạnh), thấp nhiệt (sưng nóng đỏ đau) hay phong thấp hàn (kết hợp thêm tính lưu động vào thấp hàn), phong thấp nhiệt (kết hợp thêm tính lưu động với thấp nhiệt)
    HÀN là rét lạnh. Trời lạnh giá hoặc vào phòng đông lạnh mà ăn mặc phong phanh không đủ áo ấm sẽ bị “cảm hàn”, sốt cao mà vẫn thấy lạnh như từ trong phát ra, làm run rẩy.
    Có thể nói rằng những thay đổi đột ngột về nhiệt độ hay về áp suất không khí có thể gây phương hại cho những ai không thích ứng kịp để đối phó với những thay đổi của môi trường.
    Ngoài ra, nói về BỆNH, người thày thuốc Đông y thường phân ra HÀN / NHIỆT hay GIẢ HÀN / GIẢ NHIỆT mà nói về biểu hiện các chứng trạng để từ đó mà liệu dùng thuốc cho đúng. Đấy là chưa kể nói người bệnh vốn tạng hàn hay tạng nhiệt cũng khiến người dùng thuốc phải vô cùng thận trọng cho phù hợp với thực tế.
    CHẨN ĐOÁN
    Đông-y có 4 phép chẩn đoán bệnh. Đó là Vọng, văn, vấn, thiết.
    VỌNG là quan sát, xem dáng điệu, sắc mặt, các biểu hiện trên da, lưỡi, v.v.,…Người thày thuốc cũng nhìn sắc diện bệnh nhân trên từng vị trí, dựa theo ngũ hành đi với ngũ sắc, sắc không tươi nhuận là “có chuyện”. Theo bộ vị thì: vùng trán thuộc TÂM, má bên trái thuộc CAN, má phải thuộc PHẾ, vùng cằm (địa các) thuộc THẬN, đầu mũi thuộc TỲ.
    VĂN là nghe, nghe tiếng nói, tiếng ho, hơi thở, tiếng nấc cụt, uạ mửa,… Kể cả nghe và phân tách lời khai bệnh.
    VẤN là hỏi, để tìm hiểu về bệnh trạng, lối sống, thói quen có thể đi tới mắc bệnh, hỏi để phối kiểm lại những gì đã thấy trong các phép chẩn khác.
    THIẾT là sờ nắn các chỗ đau, khó chịu, và nhất là bắt mạch. Phương pháp này khó học nhất và khó đạt tới độ chính xác nên phải được thày chỉ dẫn tới nơi tới chốn mới được. Chỉ nội học các lối “mạch đi” mà phân biệt cũng đủ khó nhằn rồi. Nên nhiều người đã phải dùng các phép chẩn kia để phối kiểm mà học hỏi thêm. Kinh nghiệm “lâm sàng” quả là tối cần thiết cho các vị lương y trong công cuộc cao quí “cứu nhân độ thế”. Có người thắc mắc sao không tìm một ông thày xem mạch thật giỏi, lấy những thông tin rồi lập trình trên computer, đem phổ biến chương trình này là ta sẽ có nhiều “thày” chẩn bệnh giỏi? Không biết ý kiến này có dùng được không? Liệu các bậc thày về computer có nghĩ rằng điều này có thể làm được?
    Người “nghe” mạch cần tĩnh tâm, lỏng tay (relax) mới cảm nhận thấy rõ đươc “lối đi” của mạch mà cảm thông được với những bất thường trong người bệnh nhân.
    Quan trọng nhất là mạch thốn khẩu, nằm ở trên động mạch cổ tay, có 3 vị trí: thốn, quan và xích tương ứng với các TẠNG, PHỦ. Bên trái, thốn ứng với TÂM, quan= CAN, xích= THẬN ÂM. Bên phải, thốn= PHẾ, quan= TỲ, xích= THẬN DƯƠNG. Khi đè nặng tay thì thăm dò những PHỦ tương ứng. Xem mạch cũng cần xem tổng quát cả 3 bộ vị, gọi là tổng khán, rồi mới “đơn khán” từng bộ vị. Ngoài mạch thốn khẩu còn có những mạch khác nằm ở một số huyệt quan trọng (trên động mạch) trên cơ thể.
    Theo các cổ thư, ở thời phong kiến, các ngự y xem mạch cho các hoàng hậu, phi tần không dược chạm dụng chạm vào cơ thể họ mà phải ngồi cách một cái màn ngăn che, bắt mạch trên 3 sợi chỉ, buộc chạy qua 3 mạch thốn khẩu (thốn, quan xích). Như thế thì quả thật là các cụ ngự y này “siêu” quá. Các vị được chọn làm ngự y thì tất phải giỏi rồi nhưng sơ sẩy một chút là mất mạng như chơi. Còn như nghe nói các đông y sĩ xem mạch cho các mệnh phụ cũng phải trải một miếng vải mỏng lên tay người bệnh mà xem mạch. Điều này dễ tin hơn, phải không các bạn?
    Tôi không dám lắm lời ở đây vì nói sao cũng không đủ. Cố đông y sỹ Định Ninh phải viết tới 268 trang cuốn “Định Ninh tôi học mạch” mà vẫn thấy còn nhiều điều muốn nói nữa. Cụ cũng kể chuyện xem mạch cho một bà, ông chồng đứng sát bên. Lúc ra về cụ nghe thoáng thấy ông chồng hỏi vợ: “ Sao lúc nãy ông thày cầm tay cô lâu vậy?”…
    Người thày thuốc thường phối hợp các phép chẩn nói trên để tìm hiểu rõ bệnh trạng mà cho thuốc, hoặc quyết định chữa theo một phương pháp khác, hay nếu cần, kết hợp nhiều phương pháp trị liệu với nhau.

    TRỊ LIỆU
    Đông-y thường dựa vào những nguyên tắc sau đây để chữa bệnh :
    ĐIỀU HÒA QUÂN BÌNH âm dương trong cơ thể tức là điều hòa khí huyết, điều hòa để các chức năng trong cơ thể làm việc hài hòa, để tăng khả năng thích ứng, đề kháng với thiên nhiên được tăng trưởng và để tái tạo lại thăng bằng mà đẩy lui bệnh tật.
    “TỔN HỮU DƯ (phân tán những dư thừa) mà do thói quen hay hoàn cảnh đưa tới, BỔ BẤT TÚC ( cơ thể yếu kém thì cần được bồi dưỡng, tăng cường), tất nhiên cũng trên cơ sở quân bình cho cơ thể.
    Nói chung, Đông-y thường nhằm hóa giải môi trường để tác nhân không có điều kiện mà tồn tại, chứ không chủ trương tiêu diệt tác nhân. Đây quả là lối giải quyết “vương đạo” của Đông-y vậy.
    Từ ngàn xưa, y và dược luôn liên quan mật thiết với nhau, nhất là đối với Đông-y, các thày thuốc ngoài thời gian chữa bênh còn dành nhiều thì giờ đi tìm hái thuốc, sao tẩm cho đúng ý mới đem dùng. Ngày nay tuy các vị thuốc đã có những nhà bào chế đông dược cung ứng nhưng những hiểu biết về dược liệu nói chung vẫn vô cùng hệ trọng đối với “ông thày”, nhiều người còn phải tự mình sao tẩm mới được, cũng như phải chính tay mình “bốc” thuốc chứ không để cho người bệnh ra tiệm “cân” thuốc. Những người này thường là các tu sĩ kiêm y sĩ, có nhiều cảm thông với người bệnh nên “linh” tay, bốc thuốc mới chính xác với nhu cầu của người bệnh. Có kẻ lưu manh lợi dụng điều này làm thuốc “gia truyền”(có thêm ma túy) gây tai hại không nhỏ tới người bệnh đã quá tin vào người giới thiệu. Đây chính là trường hợp của một người thân trong gia đình tôi, được giới thiệu với “ông thày Miên” nào đó, không thường trú nơi nào cả, cho uống một thứ thuốc đen đen như than tán, chữa bách bệnh. Bệnh nhân sau khi uống vào, mới đầu thấy “có vẻ” đỡ, nhưng sau người nhà thấy người bệnh hành động như điên dại, sợ quá vội ngăn lại. Thuốc này nếu không có ma túy thì hẳn phải có ma thuật mới câu khách thường xuyên được. Khi tìm kiếm thì chính người giới thiệu cũng không biết “ông thày” ở đâu cả. “ông thày” này quả thật là “thiên hạ đệ nhất ác” đương thời. Cách đây khoảng 6 tháng, tôi nghe nói có ngườI thấy ông ta xuất hiện ở nam Cali. Vậy xin các bạn cảnh giác ngay người thân của mình.
    Từ những nguyên tắc tới những phép trị liệu trong “lâm sàng”(lâm=tới; sàng=giường bệnh, chỉ việc trực tiêp chữa bệnh) còn có một khoảng cách rất lớn, đúc kết rất nhiều kinh nghiệm cho một lương y.
    Trong một y-án trong cuốn Châm Cứu, bác sĩ Jean Lami nói tới trường hợp của một bênh nhân đã được mấy bác sĩ khác chữa về bệnh tim mà không thuyên giảm. Khi đến phòng mạch của Bs. J. Lami, sau khi chẩn bệnh lại kỹ càng, ông chữa theo chứng đầy hơi trong bao tử (có chứng trạng tức ngực giống như bị đau tim) thì người bệnh thuyên giảm dần, rồi khỏi bệnh. Các bác sĩ Pháp thời đó cũng lầm lẫn thì đủ hiểu chẩn bệnh cho chính xác quan trọng đến chừng nào.
    NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
    Những phương pháp trị liệu thường thấy của đông-y gồm :
    Sử dụng dược liệu với các vị thuốc để mộc hoặc đã được sao tẩm, nấu lấy nước mà uống, gọi là THANG. Nếu sử dụng dược liệu kiếm được ở Tàu thì gọi là thuốc bắc, còn như dùng toàn vị thuốc tìm thấy ở Viêt Nam thì gọi là thuốc nam. Hồi xưa, đời nhà Lý-Trần, Tuệ Tĩnh thiền sư đã cổ súy cho việc dùng thuốc NAM (“nam dược trị nam nhân”). Ngày nay ta thấy có nhiều thày thuốc không nề hà dùng cả các vị nam hay bắc miễn là giúp bệnh nhân chóng khỏi.
    Các bài hay môn thuốc có thể được chế biến dưới dạng CAO (dược liệu được nấu chảy rồi cô đặc lại mà dùng), ĐƠN (thuốc viên nhỏ-pill), HOÀN (thuốc viên lớn-tablet), TÁN (thuốc bột), TỄ (thuốc viên mềm, lớn bằng đầu ngón tay cái) hoặc TỬU LỘ (rượu thuốc, uống hoặc xoa bóp, có khi”trong uống ngoài soa”).
    CHÂM CỨU là phép dùng kim châm hay mồi đốt (tác động bằng nhiệt) trên huyệt vị mà trị bệnh dựa vào điều hòa khí lực trên kinh mạch. Từ thể châm (châm vào các huyệt trên cơ thể) người Tàu còn phát triển thêm nhĩ châm (châm các huyệt đặc trị ở loa tai), đầu châm (châm các huyệt ở đầu), thủ châm (châm các huyệt trên bàn tay), diện châm (châm các huyệt trên mặt), tị châm (châm các huyệt vùng mũi) và túc châm (dùng các huyệt trong lòng bà chân) để chữa rất nhiêù bệnh. Người Triều Tiên phát triển rất mạnh về thủ châm thành một bộ môn tương đương với thể châm. Ở Viêt Nam, sau 1975, tại Sài-gòn, ông Bùi Quốc Châu rất nổi tiếng với môn diện châm của ông, được gọi là Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp, nổi tiếng khiến có nhiều đệ tử quốc tế theo học và được cấp bằng về môn này. Ông Châu cũng là người sáng lập ra môn Âm Dương Khí Công, ứng dụng trong nhiều lãnh vực.
    Các lối chữa gọi chung là ngoại khoa như xoa bóp bấm huyệt, giác hơi, shiatsu của Nhật, tẩm quất của Tàu, chích lể,… Ta cũng thấy lối trị bênh bằng khí công được nhiều người sùng tín(tuy có hiệu quả nhưng rất dễ bị lợi dụng, “lập lờ đánh lận con đen”, cần được nghiên cứu kỹ để “bạch hóa chân giả”).
    Nói tóm lại, Đông-y cũng có nhiều sở trường nên đã được Tây-y dần dần chấp nhận. Thế nên ở nhiều nơi trên thế giới đã có những học viện Đông-y Châm cứu, đào tạo ra các OMD (Oriental Medicine Doctor) hành nghề hợp pháp. Ở Việt Nam, tại Hà-Nội, Viên Thừa Kế Đông Y đang làm công viêc bảo tồn những gia phương truyền lại cho thế hệ sau. Tại Sài-Gòn,Viện Y Dược Học Dân Tộc cũng đã và đang kiểm tra và cấp bằng hành nghề cho các thầy thuốc Đông y cũng như cổ động và truyền dạy cho rất nhiều học viên, trong đó có cả người ngoại quốc nữa. Rất tiếc khi có ai (trong đó có tôi) đề cập tới Đông-y Châm cứu với bác sĩ Tây-y thí hầu như mấy ông này đều có thái độ tiêu cực. Họ tiêu cực là phải vì họ đâu có hiểu gì về Đông-y đâu mà bàn, hoặc họ chẳng có thì giờ để tìm hiểu nữa. Ngày nay Tây y quá phong phú nên mất nhiều thì giờ để đào tạo y-sĩ. Ra bác sĩ rồi vẫn còn phải học thêm những gì mới khám phá để không bị lạc hậu. Tuy nhiên ai học cứ học, hành cứ hành, nghiên cứu cứ nghiên cứu, tôi vẫn mong có ngày có một vị “tu bíp” tài cao lại cởi mở, để “cặp mắt xanh” vào tìm hiểu được những sở trường của Đông-y mà kết hợp thì nền y học nói chung (Đông-Tây phối hợp) phải tiến được một bước thật dài. Thực ra ở Âu châu, nhất là Pháp, Đức đã có nhiều vị nghiên cứu rất sâu về Đông-y Châm cứu như Bs. Nguyên Văn Nghi (nguyên hội trưởng Hội Châm cứu quốc tế), Bs. Roger De La Fuye, Bs. Chamfrault, Bs. Jean Lami, v.v…. Nhưng con số những người này chỉ như muối bỏ bể, trong khi Tây-y đang tiến nhanh những bước nhảy vọt, lớp sóng sau đè bẹp lớp sóng trước với nhiều sai lầm của thời trước.

    Ngô Quyền
    (tháng 10/2004)

Mời Quý bạn gửi phản hồi